Tạo một dự án với Agile Board trên Jira có thể là một cách tuyệt vời để quản lý và tổ chức công việc của nhóm. Jira là một công cụ quản lý dự án phổ biến, cung cấp nhiều tính năng cho quá trình phát triển phần mềm linh hoạt, trong đó có bảng Scrum và Kanban.

Trong bài đăng này, Jira Guru của DevSamurai sẽ cho bạn thấy cách bắt đầu một dự án Agile Board chỉ trong 5 phút. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện để bạn có thể bắt đầu ngay với dự án mới của mình.

Jira-Guru-Start-an-Agile-Board

Lợi ích của việc sử dụng Jira trong Agile

Jira là một công cụ quản lý dự án phổ biến, cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ quy trình phát triển phần mềm linh hoạt, trong đó có bảng Scrum và Kanban. Sử dụng Jira trong phát triển Agile có thể mang lại cho các nhóm và tổ chức nhiều lợi ích, nổi bật là:

Khả năng hiển thị và tính minh bạch: Các bảng Agile của Jira giúp nhóm dễ dàng hình dung và theo dõi tiến độ công việc của nhóm, nâng cao tính minh bạch và khả năng hiển thị trạng thái của dự án, giúp nhóm xác định các trở ngại tiềm ẩn và những vấn đề cần cải thiện.

Cải thiện sự cộng tác: Jira cung cấp nhiều tính năng cộng tác như nhận xét và thông báo, giúp các thành viên luôn được cập nhật về các thay đổi. Điều này hỗ trợ cải thiện giao tiếp và sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, giữ cho dự án luôn tiến triển đúng hướng.

Nâng cao năng suất: Các bảng Agile của Jira có thể giúp nhóm ưu tiên và quản lý công việc một cách hiệu quả hơn, từ đó giúp nhóm nâng cao năng suất làm việc. Ví dụ, khả năng tạo và chỉnh sửa các mục một cách nhanh chóng và dễ dàng hay khả năng chỉ định chúng cho các thành viên trong nhóm có thể giúp quy trình làm việc diễn ra một cách suôn sẻ hơn và giúp nhóm hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Lập kế hoạch và ưu tiên tốt hơn: Các bảng Agile của Jira hỗ trợ các nhóm lập kế hoạch và ưu tiên công việc một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, khả năng tuỳ chỉnh các cột (columns), làn (swimlanes) và quy trình công việc (workflows) giúp các nhóm sắp xếp công việc một cách hiệu quả hơn và đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những công việc cần giải quyết tiếp theo.

Báo cáo và phân tích tốt hơn: Các tính năng báo cáo và phân tích của Jira có thể giúp nhóm xác định các xu hướng và lĩnh vực cần cải thiện. Điều này giúp nhóm đưa ra nhiều quyết định dựa trên dữ liệu hơn và cải thiện hiệu suất của họ theo thời gian.

Khả năng tích hợp với các công cụ khác: Nhờ khả năng tích hợp, Jira có thể kết nối với các công cụ khác như Github để giúp nhóm truy cập dữ liệu và chức năng của các công cụ khác nhau trong một nơi duy nhất.

Tính linh hoạt: Jira cung cấp cả bảng Scrum và bảng Kanban, giúp các nhóm lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Khả năng tuỳ chỉnh: Jira cho phép nhóm tuỳ chỉnh các bảng Agile cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của nhóm.

Bắt đầu một dự án Agile Board trên Jira

Agile đã trở thành một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm và Jira là một công cụ phổ biến để quản lý các dự án Agile. Jira cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ phát triển Aglie, bao gồm bảng Scrum và bảng Kanban, giúp nó trở thành lựa chọn tuyệt vời để quản lý dự án theo phương pháp Agile.

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu cách bắt đầu một dự án Agile Board trên Jira. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn qua quy trình từng bước để bạn có thể bắt đầu ngay với dự án mới của mình.

Bước 1: Đăng nhập vào Jira bằng tài khoản quản trị viên của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đọc hướng dẫn Đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng Jira Software.

Bước 2: Nhấn nút Projects ở đầu trang, sau đó nhấn Create project.

Start an Agile Board project on Jira | Jira Guru | 5 Minutes Learning with DevSamurai

Bước 3: Chọn Scrum hoặc Kanban tuỳ vào loại Agile Board bạn muốn tạo. Bảng Scrum được thiết kế dành cho các nhóm áp dụng framework Scrum, còn bảng Kanban dành cho các nhóm áp dụng framework Kanban.
Start an Agile Board project on Jira | Jira Guru | 5 Minutes Learning with DevSamurai

Bước 4: Điền các thông tin chi tiết của dự án và nhấn Create để hoàn tất quá trình tạo dự án.
Start an Agile Board project on Jira | Jira Guru | 5 Minutes Learning with DevSamurai   Bước 5: Sau khi dự án được tạo, bạn có thể thêm các thành viên, quy trình làm việc và mục tiêu cho dự án bằng cách nhấn Project settings từ menu trên cùng.

Bước 6: Chọn Boards từ menu trên cùng và chọn View all boards để xem và quản lý bảng Agile mới của bạn.
Bước 7: Tạo các Epic, User Story và Task trên bảng, sau đó sử dụng tính năng kéo thả để di chuyển chúng giữa các cột.
Start an Agile Board project on Jira | Jira Guru | 5 Minutes Learning with DevSamurai   Bước 8: Chỉ định nhiệm vụ cho các thành viên, đặt ngày đến hạn và theo dõi tiến trình với biểu đồ burndown.

Điều quan trọng cần lưu ý là, phát triển Agile là một phương pháp phức tạp và Jira cung cấp nhiều tính năng để quản lý dự án. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu các công cụ và phương pháp, đồng thời không ngừng thực hành với nó. Bạn cũng có thể theo dõi series Jira Guru của chúng tôi để xem thêm các hướng dẫn chi tiết và các thực hành hay nhất.

Mẹo tuỳ chỉnh bảng Agile theo nhu cầu của nhóm bạn

Việc tuỳ chỉnh bảng Agile trên Jira để phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhóm bạn có thể giúp cải thiện hiệu quả và hiệu suất quản lý dự án. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tuỳ chỉnh bảng Agile của mình.

1. Tạo các cột tuỳ chỉnh

Bạn có thể tạo các cột tuỳ chỉnh cho bảng của mình để thể hiện công việc của nhóm một cách cụ thể hơn. Ví dụ, bạn có thể tạo các cột To Do – công việc cần làm, In Progress – công việc đang được tiến hành, Review – công việc đang được đánh giá và Done – công việc đã hoàn thành.

2. Tạo các làn (swimlane)

Các làn giúp nhóm các mục liên quan với nhau trên bảng Agile. Ví dụ, bạn có thể tạo làn cho các mức độ ưu tiên khác nhau hoặc cho các giai đoạn khác nhau của nhiệm vụ.

3. Tạo quy trình công việc cụ thể

Bạn có thể tạo quy trình công việc tuỳ chỉnh cho bảng Agile của mình để phản ánh tốt hơn quy trình của nhóm. Ví dụ, bạn có thể tạo quy trình công việc cụ thể với 4 bước: To Do, In Progress, Review và Done.

4. Tạo các bộ lọc tuỳ chỉnh

Bạn có thể sử dụng các bộ lọc tuỳ chỉnh để xem các tập hợp con cụ thể trên bảng Agile một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể tạo bộ lọc để xem các issue được chỉ định cho một thành viên nhóm cụ thể, hoặc issue được gắn một nhãn (label) cụ thể.

5. Tạo báo cáo tuỳ chỉnh

Bạn có thể sử dụng các báo cáo tuỳ chỉnh để theo dõi tiến trình của các khía cạnh cụ thể trong dự án. Ví dụ, bạn có thể tạo báo cáo để theo dõi số issue được hoàn thành mỗi tuần.

6. Tạo nhãn tuỳ chỉnh

Bạn có thể sử dụng các nhãn (label) tuỳ chỉnh để phân loại các issue trên bảng Agile. Ví dụ, bạn có thể tạo nhãn cho các tác vụ khác nhau như bugs – lỗi, features – tính năng và enhancements – cải tiến.

7. Tạo các trường tuỳ chỉnh

Bạn có thể tạo các trường tuỳ chỉnh để thêm thông tin bổ sung cho các issue trên bảng Agile. Ví dụ, bạn có thể tạo trường thông tin tuỳ chỉnh để thể hiện priority – mức độ ưu tiên hay estimated time – thời gian dự tính.

8. Tạo thông báo tuỳ chỉnh

Bạn có thể sử dụng thông báo tuỳ chỉnh để thông báo cho các thành viên nhóm về các cập nhật và thay đổi quan trọng.

Ví dụ về các nhóm đã triển khai thành công Jira trong quá trình phát triển Agile

Có rất nhiều nhóm đã triển khai thành công Jira trong phát triển Agile và thu được những lợi ích đáng kể, điển hình là:

Spotify

Spotify đã sử dụng Jira trong quá trình phát triển Agile để tạo ra dịch vụ truyền phát âm nhạc. Họ đã triển khai các bảng Scrum và sử dụng Jira để quản lý các sprint, backlog (công việc tồn đọng) và user story (câu chuyện người dùng). (Đọc thêm: JIRA Service Desk at Spotify)

Netflix

Netflix đã sử dụng Jira để quản lý quá trình phát triển dịch vụ phát sóng trực tiếp với phương pháp Agile. Họ sử dụng bản Kanban để quản lý quy trình làm việc của mình và đã nhận thấy những lợi ích như hiệu quả và năng suất được cải thiện. Netflix cũng đã triển khai quy trình công việc và bộ lọc tuỳ chỉnh trên Jira để sử dụng một cách hiệu quả hơn với nhu cầu của họ. (Đọc thêm: Atlassian Dev Den Tech Talks: Atlassian Dev Den Tech Talks: Cuộc cách mạng API và API của Netflix – Daniel Jacobson)

Adobe

Adobe cũng sử dụng Jira để quản lý việc phát triển các phần mềm của mình theo phương pháp Agile. Họ đã triển khai các bảng Scrum và sử dụng Jira để quản lý các sprint, backlog và user story. (Đọc thêm: Tích hợp Jira Software và AdobeXD cho nhà thiết kế và nhà phát triển | Adobe Creative Cloud)

Atlassian

Atlassian – công ty sở hữu Jira – cũng sử dụng Jira trong trong quy trình Agile. Họ đã triển khai các bảng Scrum và sử dụng Jira để quản lý các sprint, backlog và user story. 

Shopify

Nền tảng thương mại điện tử Shopify cũng áp dụng Jira trong quá trình phát triển Agile. Họ đã áp dụng Jira để quản lý các sprint, backlog và user story.

Các công ty kể trên đều chia sẻ rằng họ đã cải thiện được nhiều khía cạnh của dự án nhờ Jira, trong đó nổi bật là khả năng cộng tác, giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm và khả năng hiển thị tiến độ dự án.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về các nhóm đã triển khai thành công Jira để phát triển Agile và thu được nhiều lợi ích đáng kể. Bằng cách sử dụng các bảng Agile của Jira, các nhóm có thể trực quan hoá và theo dõi tiến trình công việc một cách dễ dàng hơn, cải thiện sự hợp tác và giao tiếp, đồng thời đưa ra nhiều quyết định dựa trên dữ liệu hơn. Ngoài ra, khả năng tuỳ chỉnh Jira cho phù hợp với nhu cầu cụ thể cũng giúp nhóm tối ưu hoá quy trình làm việc và cải thiện hiệu suất của họ theo thời gian.

Kết

Jira là một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ phát triển Agile, và việc tạo một dự án với bảng Agile trên Jira là một quy trình rất đơn giản và dễ hiểu. Bạn có thể thiết lập một dự án mới và bắt đầu làm việc ngay lập tức chỉ với một vài cú nhấp chuột. Bảng Agile của Jira giúp bạn dễ dàng hình dung và theo dõi tiến độ công việc của nhóm, từ đó giúp bạn xác định các rào cản tiềm ẩn và những yếu tố cần cải thiện. Với sự hỗ trợ của Jira, bạn có thể cộng tác với các thành viên nhóm một cách dễ dàng hơn, lập kế hoạch và ưu tiên công việc, đồng thời tận dụng các tính năng báo cáo và phân tích để cải thiện hiệu suất của nhóm theo thời gian.

Jira Guru là một series hướng dẫn của DevSamurai, với mục tiêu phổ biến kiến thức về cách dùng, cấu hình và quản trị Jira từ vỡ lòng tới nâng cao, cùng với các kiến thức bổ trợ về Quy trình Phát triển Phần mềm Linh hoạt (Agile Development) và Quản lý Dịch vụ CNTT (IT Service Management – ITSM). Jira Guru hứa hẹn sẽ hữu ích cho tất cả mọi người, từ người mới bắt đầu đến người dày dạn kinh nghiệm

Menu