Jira là một công cụ cụ theo dõi công việc và quản lý dự án mạnh mẽ, đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều tổ chức. Tuy nhiên, số lượng lớn các tính năng và thuật ngữ phức tạp của nó có thể khiến người dùng mới cảm thấy choáng ngợp. Bảng thuật ngữ dưới đây sẽ mang đến cho bạn một danh sách đầy đủ các thuật ngữ trong Jira, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến Z để giúp bạn dễ dàng hiểu và sử dụng công cụ hữu ích này.
A –
Agile board: Bảng hiển thị các issue từ một hoặc nhiều dự án, được sử dụng để lập kế hoạch, theo dõi và quản lý công việc trong quá trình phát triển Agile.
Attachment: Tệp đính kèm – tệp được đính kèm với một issue trong Jira.
B –
Backlog: Công việc tồn đọng – danh sách các câu chuyện người dùng (user story), lỗi (bug) và tính năng (feature) nổi bật của một sản phẩm hoặc một sprint.
Board: Bảng thể hiện trực quan các issue trong một hoặc nhiều dự án.
Bug: Lỗi hoặc khiếm khuyết (defect) trong phần mềm khiến phần mềm hoạt động không như mong đợi.
Burndown Chart: Biểu đồ thể hiện khối lượng công việc ước tính và thực tế trong một sprint.
C –
Control Chart: Biểu đồ hiển thị thời gian chu kỳ (cycle time) hoặc thời gian sản xuất (lead time) cho một sản phẩm, phiên bản hoặc một sprint.
Component: Thành phần – Danh mục trong một dự án, đại diện cho một phần chức năng cụ thể của dự án.
Custom Field: Trường tuỳ chỉnh – Trường thông tin trong Jira được tạo bởi người dùng để ghi nhận các thông tin bổ sung về issue.
Cycle Time: Thời gian chu kỳ – Thời gian cần thiết để hoàn thành một quy trình từ đầu đến cuối.
D –
Daily stand-up: Còn được gọi là daily scrum, là một cuộc họp nhỏ kéo dài 15 phút để nhóm phát triển chia sẻ tình hình dự án.
Dashboard: Bảng tổng quan – Tính năng biểu diễn trực quan các chỉ số chính và thông tin về các dự án.
Dependency: Phụ thuộc – Mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều issue, trong đó một vấn đề phụ thuộc vào vấn đề khác.
Deployment: Triển khai – Quá trình khiến một ứng dụng phần mềm khả dụng với người dùng.
E –
Epic: Issue lớn và phức tạp, được chia thành các nhiệm vụ hoặc câu chuyện nhỏ hơn.
Escalation: Leo thang – Quá trình chuyển một vấn đề lên độ ưu tiên cao hơn do tính cấp bách của nó.
Event: Sự kiện – Một thay đổi trong trạng thái của các issue, chẳng hạn như một issue mới được tạo hoặc một issue hiện có được giải quyết.
F –
Field: Trường thông tin – Một mục dữ liệu trong Jira, lưu trữ thông tin về một issue.
Filter: Bộ lọc – Truy vấn được sử dụng để tìm kiếm và hiển thị một nhóm vấn đề cụ thể trong Jira.
Fix Version: Phiên bản của ứng dụng phần mềm chứa một lỗi đã được sửa.
G –
Generation: Quá trình tạo các issue mới dựa trên một bộ các quy tắc.
Group: Nhóm – Tập hợp những người dùng trong Jira có chung quyền hạn và trách nhiệm.
Grooming: Quá trình xem xét và cập nhật các công việc tồn đọng trong một dự án.
H –
Hook: Một cơ chế trong Jira cho phép các plugin của bên thứ ba mở rộng các chức năng có sẵn.
Housekeeping: Quá trình sắp xếp và duy trì quản lý các issue và dữ liệu trong Jira.
I –
Issue: Một đơn vị công việc trong Jira, được theo dõi suốt quy trình làm việc, từ khi được tạo đến khi hoàn thành. Nó có thể là một đơn vị công việc như một nhiệm vụ đơn giản hoặc một lỗi, cho đến một mục công việc chính lớn hơn cần được theo dõi như một story hoặc epic.
Impact: Ảnh hưởng – Mức độ mà một issue ảnh hưởng đến chức năng của một ứng dụng phần mềm.
Impediment: Trở ngại hoặc rào cản cản trở việc hoàn thành một issue.
Indexing: Lập chỉ mục – Quá trình tổ chức và lưu trữ dữ liệu trong Jira để truy xuất nhanh.
J –
JQL (Jira Query Language): Ngôn ngữ độc quyền trong Jira để tìm kiếm và lọc các issue.
Job: Một tác vụ được Jira tự động thực thi tại một thời điểm hoặc khoảng thời gian nhất định.
Journal: Nhật ký (log) trên Jira, ghi lại những thay đổi được thực hiện trên một issue.
JSW: Jira Software (mặc dù thường được gọi là Jira).
JWM: Jira Work Management
K –
Kanban: Kanban là một hệ thống trực quan hoá luồng công việc và giới hạn công việc đang được thực hiện. Kanban không hướng tới các sprint như khuôn khổ Scrum mà hướng tới những gì đang diễn ra nhiều hơn.
Kanban Board: Bảng hiển thị các issue trong một dự án và được sử dụng để lập kế hoạch, theo dõi và quản lý công việc trong quy trình phát triển theo Kanban.
Key: Mã định danh duy nhất trong Jira, được sử dụng để xác định một issue cụ thể.
L –
Label: Nhãn – Thẻ trong Jira được sử dụng để phân loại và sắp xếp các issue.
Library: Thư viện – Tập hợp các thành phần trên Jira có thể tái sử dụng trong nhiều dự án.
Life Cycle: Vòng đời – Các giai đoạn mà một issue trải qua từ khi được tạo đến khi được hoàn tất.
Log Work: Nhật ký công việc – Tính năng giúp người dùng ghi lại thời gian họ đã dành để giải quyết một issue.
M –
Milestone: Cột mốc – Một sự kiện hoặc thành tích quan trọng trong một dự án, đánh dấu một lần chuyển giao lớn.
Module: Một đơn vị chức năng trong Jira, đại diện cho một khía cạnh chức năng cụ thể của dự án.
N –
Notification: Thông báo – Một email hoặc thông báo khác được gửi đến người dùng khi có một sự kiện diễn ra trong Jira, chẳng hạn như một vấn đề mới được tạo hoặc một vấn đề hiện có được giải quyết.
O –
Object: Một đối tượng trong Jira, chẳng hạn như một issue hoặc một project.
Outgoing Mail: Một email được gửi từ Jira tới người dùng.
P –
Parent Issue: Issue cha – Một issue trong Jira liên quan đến một hoặc nhiều issue con (child issue).
Priority: Độ ưu tiên – Mức độ quan trọng được chỉ định cho một issue trong Jira, được sử dụng để xác định thứ tự của nó trong Backlog hoặc hàng đợi.
Project: Dự án – Tập hợp các issue, component và các tài nguyên khác trong Jira, đại diện cho một sáng kiến hoặc mục tiêu cụ thể.
Q –
Queue: Hàng đợi – Danh sách các issue cần giải quyết trong Jira.
Query: Truy vấn được sử dụng để tìm các vấn đề phù hợp với các tiêu chí cụ thể.
R –
Release: Bản phát hành – Một phiên bản của ứng dụng được cung cấp cho người dùng.
Resolution: Giải quyết – Quá trình khắc phục sự cố trong Jira và đánh dấu sự cố đã được giải quyết.
Resolver: Người giải quyết – Người dùng trong Jira chịu trách nhiệm giải quyết một issue.
S –
Screen: Một biểu mẫu trong Jira được sử dụng để nắm bắt thông tin về một issue.
Screen Scheme: Lược đồ Screen – Tập hợp các screen trong Jira được sử dụng cho các loại issue khác nhau.
Search: Tìm kiếm – Một tính năng trong Jira giúp người dùng tìm kiếm các issue phù hợp với các tiêu chí cụ thể.
Severity: Mức độ nghiên trọng – Mức độ ảnh hưởng mà một vấn đề tác động đến chức năng của ứng dụng phần mềm.
Scrum Board: Một bản trình bày trực quan về công việc trong quy trình phát triển Scrum, được sử dụng để theo dõi tiến độ của các sprint, story và task. Một bảng Scrum trong Jira có thể hiển thị thông tin về trạng thái, mức độ ưu tiên và người đảm nhận của từng câu chuyện và nhiệm vụ, đồng thời có thể được tuỳ chỉnh sao cho phù hợp với quy trình làm việc của nhóm.
Scrum: Scrum là một khuôn khổ (framework) phát triển linh hoạt, cung cấp cho nhóm một phương pháp chuyển giao phần mềm theo nhịp điệu đều đặn thông qua một loại các lần lặp đi lặp lại có độ dài cố định được gọi là sprint.
Scrum of Scrums: Một phương pháp để mở rộng Scrum cho các dự án lớn và nhiều nhóm. Scrum of Scrums là phiên bản Agile của program management truyền thống.
Sprint: Một sprint – còn được gọi là một lần lặp – là một khoảng thời gian ngắn (lý tưởng là từ hai đến bốn tuần) để nhóm phát triển triển khai và cung cấp một phần gia tăng riêng biệt của sản phẩm, chẳng hạn như một tính năng mới hay một phiên bản mới của ứng dụng.
Sprint Planning: Cuộc họp lập kế hoạch nhóm, xác định những gì cần hoàn thành trong sprint sắp tới.
Sprint Retrospective: Cuộc họp đánh giá những gì nhóm đã làm tốt và chưa tốt để tìm ra những ý tưởng cải tiến cho sprint tiếp theo.
Story: Câu chuyện – Một yêu cầu đối với hệ thống phần mềm, được thể hiện bằng một vài câu ngắn, lý tưởng nhất là sử dụng ngôn ngữ phi kỹ thuật.
Story Point: Điểm câu chuyện – Ước tính về mức độ phức tạp tương đối của một câu chuyện.
Swimlane: Một phương tiện phân loại các vấn đề để các nhóm Agile biết họ nên giải quyết vấn đề nào tiếp theo.
Sub-Task: Một sub-task có thể là “con” của một issue thuộc bất kỳ loại nào, tuỳ thuộc vào Sơ đồ Issue Type của dự án
T –
Task: Nhiệm vụ – Một đơn vị công việc trong Jira, đại diện cho một hành động hoặc hạng mục cụ thể cần được hoàn thành.
Time Tracking: Quá trình ghi lại nhật ký và theo dõi thời gian dành ra để giải quyết một issue trong Jira.
Transition: Quá trình chuyển đổi một issue từ trạng thái này sang trạng thái khác trong Jira.
U –
User: Người dùng – Người sử dụng Jira để quản lý và theo dõi các issue.
User Group: Nhóm người dùng – Tập hợp những người dùng Jira có chung quyền hạn và trách nhiệm.
V –
Version: Phiên bản – Một bản phát hành ứng dụng phần mềm trong Jira.
View: Chế độ xem – Các biểu diễn trực quan của các issue trong Jira, chẳng hạn như bảng, bảng điều khiển hoặc báo cáo.
Velocity: Vận tốc – Thước đo lượng công việc mà nhóm có thể xử lý trong một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như nhóm có thể hoàn thành bao nhiêm công việc tồn đọng trong một sprint. Vận tốc có thể được tính toán trên cơ sở điểm câu chuyện (story point), giá trị kinh doanh, số giờ, số lượng issue hoặc bất kỳ đơn vị nào nhóm lựa chọn.
W –
Workflow: Quy trình làm việc – Trình tự các bước trong Jira, môt tả vòng đời của một issue từ khi được tạo cho đến khi được giải quyết.
Work Log: Nhật ký công việc – Bản ghi thời gian đã dành ra để giải quyết một issue trong Jira.
Hy vọng bảng thuật ngữ trên có thể giúp người dùng mới nhanh chóng làm quen với Jira và bắt đầu sử dụng nó một cách hiệu quả.
—
Jira Guru là một series hướng dẫn của DevSamurai, với mục tiêu phổ biến kiến thức về cách dùng, cấu hình và quản trị Jira từ vỡ lòng tới nâng cao, cùng với các kiến thức bổ trợ về Quy trình Phát triển Phần mềm Linh hoạt (Agile Development) và Quản lý Dịch vụ CNTT (IT Service Management – ITSM). Jira Guru hứa hẹn sẽ hữu ích cho tất cả mọi người, từ người mới bắt đầu đến người dày dạn kinh nghiệm!