Những khách hàng hiểu biết về công nghệ ngày nay thường tìm kiếm các tương tác kinh doanh kỹ thuật số được kết nối và liền mạch. Các doanh nghiệp không chỉ cần đáp ứng kịp thời những yêu cầu được thay đổi nhanh chóng của khách hàng, mà còn phải duy trì lợi nhuận của họ. Doanh nghiệp cần tìm cách cân bằng giữa hai điều trên bằng những phương pháp đổi mới bền vững trên mọi khía cạnh của kinh doanh.
Đổi mới nhanh chóng, hẳn là nói thì dễ hơn làm, đặc biệt là khi bạn cần quản lý các hệ thống kế thừa, khi bạn đối mặt với sự thiếu hụt nguồn lực có kỹ năng hoặc khi doanh nghiệp của bạn đang hoạt động theo cấu trúc silo.
Đây là lúc các API (Application Programming Interfaces – giao diện lập trình ứng dụng) phát huy sức mạnh, vì chúng có thể giúp bạn đổi mới ứng dụng với tốc độ nhanh hơn đáng kể. API giống như những khối xây dựng nền tảng giúp bạn dễ dàng mang đến trải nghiệm kỹ thuật số hiện đại, kết nối các đơn vị và hệ thống phù hợp, đồng thời giúp bạn nhận ra giá trị kinh doanh thực sự từ các khoản đầu tư.
API thực hiện đổi mới ứng dụng trên quy mô lớn như thế nào?
Bạn có thể đã biết API dưới dạng những dòng mã nhỏ, nhưng chúng đóng vai trò vô cùng lớn trong việc thúc đẩy đổi mới ứng dụng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay.
Những dòng mã nhỏ ấy cho phép các nhà phát triển truy cập vào dữ liệu và chức năng trong các hệ thống khác nhau, biến các tài sản kỹ thuật số đó thành những khối xây dựng dạng module, cho phép doanh nghiệp thử thách với những điều mới mẻ và liên kết các thành phần khác nhau trong hành trình của khách hàng. API vốn được tạo ra để kết nối và được kết nối, cho dù là liên kết giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp của bạn, liên kết từ doanh nghiệp của bạn đến vô số thiết bị như máy tính, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, đối tác bên thứ ba, thị trường và công cụ phân tích dữ liệu, hay liên kết từ doanh nghiệp của bạn đến cộng đồng nhà phát triển.
Khi được thiết kế và quản lý theo hướng phục vụ việc tái sử dụng và tiêu dùng, API giúp các doanh nghiệp đổi mới trên quy mô lớn bằng cách kết hợp các tài nguyên kỹ thuật số để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo và được cá nhân hóa cho khách hàng, chẳng hạn như: lựa chọn nhận hàng mà không tiếp xúc với người giao hàng, thu thập và đổi điểm thân thiết trên các kênh hoặc nhận đề xuất các sản phẩm dựa trên hành vi mua sắm. Các API còn mang lại một phần thưởng bổ sung: Các doanh nghiệp có thể đóng gói các tài nguyên có giá trị của họ dưới dạng API để bán kiếm tiền giống như bất kỳ sản phẩm nào bạn tìm thấy trên kệ cửa hàng. Nói cách khác, người ngoài có thể quan tâm và mua những dữ liệu hoặc dịch vụ đặc biệt phổ biến và có giá trị của bạn.
Để xây dựng và mở rộng chương trình API của bạn, một nền tảng quản lý API như Google Cloud’s Apigee sẽ trở thành một chìa khóa. API là điểm truy cập cho nhiều hệ thống có giá trị nhất của doanh nghiệp. Do đó, quyền truy cập vào chúng cần được quản lý, cách sử dụng cần được hiểu rõ, hiệu suất cần được duy trì và bảo mật cần được tăng cường. Apigee quản lý tất cả các API của bạn ở một nơi, hỗ trợ bạn thiết kế, sử dụng lại, triển khai, bảo mật, phân tích và mở rộng quy mô các API từ đầu đến cuối.
Sự đổi mới mà chúng ta đang trao đổi không phải là một khái niệm trừu tượng, cũng giống như khái niệm về công nghệ đám mây không phải là một nơi trên bầu trời không thể tưởng tượng được, lưu trữ những bức ảnh về bạn từ mười năm trước. Để làm sáng tỏ về điều này, hãy cùng tìm hiểu quá trình đổi mới ứng dụng dựa trên API theo một hành trình ba giai đoạn:
Cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa một cách nhất quán trên quy mô lớn
API cho phép các công ty xây dựng và cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa cho khách hàng, trên bất cứ quy mô nào. Một API ưu tiên kiến trúc sẽ đơn giản hóa cách các nhà phát triển xây dựng trải nghiệm có thể tùy chỉnh, do đó giảm thiểu thời gian tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới. Hãy tưởng tượng nhóm của bạn đã xây dựng một API cho trung tâm cuộc gọi để đề xuất các sản phẩm mới dựa trên hồ sơ của khách hàng. API này được sử dụng không chỉ với mục đích ban đầu mà còn có thể nhúng vào các thiết bị và công nghệ khác như thiết bị di động, ứng dụng hoặc ứng dụng giọng nói. Khi được xây dựng một cách hiệu quả và nhanh hơn với API, những trải nghiệm này sẽ được cá nhân hóa, có khả năng thích ứng và tính nhất quán cao hơn.
Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh kỹ thuật số mạnh mẽ
Bằng cách chia sẻ các API của bạn với đối tác bên ngoài doanh nghiệp một cách an toàn, bạn có thể mở khóa một loạt các chiến lược hệ sinh thái nhằm tăng cường và mở rộng giá trị các đổi mới của bạn. Thông qua việc cung cấp các API của mình cho đối tác bên thứ ba, bạn có thể tăng số lượng những người đổi mới khai thác tài sản kỹ thuật số của bạn, nhờ đó có khả năng đưa doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng mới và các trường hợp sử dụng sẽ không chỉ phát triển trong quá trình đổi mới nội bộ. Tương tự, bằng cách tích hợp dữ liệu và các chức năng của bạn với các API của bên thứ ba, doanh nghiệp của bạn và các đối tác của họ có thể cùng nhau tạo ra nhiều giá trị hơn là tự bạn có thể. Chẳng hạn như, các đối tác có thể tận dụng dữ liệu độc quyền của công ty bạn một cách an toàn, có thể truy cập chúng dưới dạng API, sau đó kết hợp cùng kiến thức chuyên môn của họ để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng mà doanh nghiệp của bạn có thể không tự mình đạt được.
Các API có thể được kết nối, chia sẻ một cách an toàn, và thậm chí có thể được đóng gói và bán cho các nhà phát triển, đối tác và khách hàng, cho phép bạn tích hợp sâu hơn với các công ty khác và gia tăng nguồn doanh thu của mình. Là chủ sở hữu các API, bạn có thể giữ quyền kiểm soát những gì được chia sẻ, chúng được chia sẻ với ai, cho phép bạn duy trì bảo mật trong khi vẫn hỗ trợ các đối tác tự do đổi mới với dữ liệu của bạn.
Thúc đẩy sự đổi mới với dữ liệu
Khi các trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời được triển khai cho khách hàng và các API đã hoạt động ổn định trong toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh, bạn có thể tận dụng khả năng quản lý API để đo lường và phân tích dữ liệu sử dụng API, từ đó tối ưu hóa các đổi mới và lặp đi lặp lại các chu kỳ. API giúp việc chia sẻ thông tin chi tiết về dữ liệu mong muốn với các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trở nên đơn giản và an toàn hơn, thúc đẩy nhiều đổi mới hơn. Nói cách khác, API không chỉ liên kết dữ liệu với dữ liệu và dữ liệu với mọi người, mà nó còn cung cấp cho bạn và doanh nghiệp các công cụ tổng hợp và phân tích dữ liệu. Đổi mới dựa trên dữ liệu cho phép bạn đưa ra các quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu và thu được giá trị tối đa từ các API, cũng như các kết nối mà chúng tạo ra.
Hãy bắt đầu ngay
Google Cloud đang phát hành một series mở rộng dựa trên ba điểm mấu chốt của quá trình đổi mới ứng dụng được API thúc đẩy để giúp doanh nghiệp trang bị kiến thức và công cụ cần thiết để đổi mới. Hãy xem hội thảo đầu tiên trên web của họ về Đổi mới ứng dụng tại đây.
Theo Google Cloud Blog