Khả năng mở rộng là động lực chính để di chuyển sang đám mây, nhưng liệu bạn có biết ý nghĩa thực sự của nó đối với doanh nghiệp? Hãy thử tìm kiếm từ khóa “scale your business” (mở rộng duy mô doanh nghiệp của bạn) trên Google, bạn sẽ thấy có gần 2 tỷ kết quả.

Điều đáng ngạc nhiên nhất về con số đó là, có lẽ nó không thực sự khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây là một chủ đề phổ biến vì bất kể doanh nghiệp của chúng ta đang ở quy mô nào, hầu hết ta đều đang có kế hoạch phát triển. Chúng ta không mong muốn gì hơn việc phục vụ nhiều khách hàng hơn và gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Chắc hẳn nếu số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của ta tăng lên gấp đôi chỉ sau một đêm, đây sẽ là một chiến thắng vô cùng lớn. Có rất nhiều công ty đạt kết quả vượt chỉ tiêu 200% hoặc sở hữu quy mô nhân sự tăng gấp 4 lần chỉ trong vài tháng. Đối với nhiều người, việc mở rộng quy mô chính là tiêu chí hàng đầu.

Tuy nhiên, điều mà hầu hết chúng ta không nghĩ đến khi mơ về sự tăng trưởng nhanh chóng – những thành công chỉ sau một đêm – chính là ta có thể bị nhấn chìm gần như ngay lập tức nếu phát triển quá nhanh mà không sở hữu công nghệ có thể mở rộng. Việc gia tăng doanh thu hơn gấp đôi nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng nếu bạn không sở hữu công nghệ có khả năng hỗ trợ thì bạn đã mắc phải công thức chính dẫn đến những sự cố lớn khiến khách hàng không hài lòng và đội ngũ nhân viên phải làm việc quá tải.

Nói cách khác, việc mở rộng quy mô nhanh chóng, thông minh với giá cả phải chăng cần nhiều hơn sự gia tăng đột biến trong sự quan tâm của khách hàng, những sản phẩm tuyệt vời và một nền văn hóa sẵn sàng cho sự phát triển. Nó đòi hỏi các hệ thống mở rộng quy mô trong và ngoài, lên và xuống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhóm của bạn, ngay lập tức khi những nhu cầu đó phát sinh.

Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến 90% khách hàng của Atlassian lựa chọn đám mây. Bởi nếu bạn muốn phát triển mà không gặp phải một số trục trặc công nghệ lớn trong suốt chặng đường tương lai, hãy lựa chọn công nghệ đám mây vì nó sẽ giúp bạn mở rộng quy mô nhanh hơn, thông minh hơn và ở mức giá phải chăng hơn so với các máy chủ tại chỗ, một cách lâu dài.

Bạn sẽ luôn sở hữu sức mạnh tính toán bạn cần trong tầm tay, đồng thời không phải nâng cấp thủ công, tốn kém cả thời gian và chi phí.

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa chính xác của Atlassian về khả năng mở rộng.

Khả năng mở rộng là gì?

Khả năng mở rộng (Scalability) là sự tồn tại sẵn có của sức mạnh tính toán, không gian máy chủ và tài nguyên để phát triển (hoặc thu nhỏ) theo nhu cầu kinh doanh của bạn.

Ví dụ, giả sử sức mạnh tính toán của bạn cần gia tăng vào Black Friday, bạn sẽ muốn nâng cao công suất máy chủ của mình để đáp ứng nhu cầu đó. Nếu nhu cầu điện toán của bạn giảm trong khoảng từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng, bạn sẽ muốn máy chủ của mình giảm quy mô để sử dụng ít tài nguyên hơn, giúp bạn tiết kiệm chi phí trong những khung giờ đó.

Mở rộng quy mô trên đám mây và tại chỗ

Đám mây hỗ trợ khả năng mở rộng tốt hơn so với cài đặt tại chỗ, vì tài nguyên để mở rộng tại chỗ là hữu hạn. Nếu bạn cần duy trì hoạt động của các hệ thống một cách trơn tru khi cơ sở người dùng của bạn phát triển, các nhóm của bạn phải bổ sung thêm sức mạnh tính toán (CPU, RAM) cho các máy hiện có (mở rộng theo chiều dọc) hoặc thêm nhiều máy chủ và máy tính hơn (mở rộng theo chiều ngang).

Vertical vs. Horizontal Scaling

Sự hạn chế của các tài nguyên vật lý này có nghĩa là, đối với cài đặt tại chỗ, việc mở rộng cả theo chiều ngang và chiều dọc đều là thủ công. Bộ phận CNTT của bạn (sau khi nhận được sự chấp thuận của ban quản lý và thu mua) cần đặt hàng máy chủ và đưa máy vào chế độ ngoại tuyến để nâng cấp. Họ cần mua và thiết lập bộ cân bằng tải – có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng truy cập trên các máy chủ để phòng tránh tình trạng quá tải, chậm và ngừng hoạt động trên một số máy. Quá trình này có thể cần thời gian lâu dài và tốn kém, và nó sẽ không thể đáp ứng kịp thời cho ngày Black Friday. Bạn sẽ phải lập kế hoạch từ trước.

Mặt khác, khi chuyển sang đám mây, bạn có thể bỏ qua tất cả các bước thực hiện thủ công trong quá trình mở rộng quy mô tại chỗ. Hệ thống đám mây có thể mở rộng quy mô theo cả chiều dọc và chiều ngang một cách tương tự, nhưng vì các tài nguyên (sức mạnh tính toán bổ sung, máy chủ và máy tính) đã tồn tại nên không cần đến quy trình phê duyệt và mở rộng kéo dài, tốn kém.

Trên đám mây không tồn tại sự phỏng đoán. Với cài đặt tại chỗ, nhóm CNTT của bạn cần đưa ra dự đoán tốt nhất về khả năng tính toán, cũng như số lượng máy chủ và bộ cân bằng tải cần thiết. Nếu họ đánh giá quá cao, bạn cần trả tiền cho những tài nguyên bạn không sử dụng đến. Ngược lại, nếu họ đánh giá quá thấp, một quá trình nâng cấp thủ công và tốn kém khác sẽ xảy ra trong tương lai với khả năng nhiều hơn một lần. Chưa kể đến việc lưu lượng truy cập tăng đột biến có thể làm chậm các quá trình kinh doanh, gây mất khách hàng, thậm chí là một số sự cố công nghệ lớn, chẳng hạn như sự cố khiến Facebook thiệt hại khoảng 90 triệu USD.

Trong nhiều giải pháp đám mây, quá trình mở rộng là tự động. Nếu bạn được giới thiệu trên tạp chí WIRED và số lượng đặt hàng của bạn tăng đột biến, gấp đôi hoặc gấp ba chỉ sau một đêm, hệ thống của bạn có khả năng mở rộng quy mô để dáp ứng nhu cầu. Hoặc giống như Zoom, một hiện tượng toàn cầu biến bạn – từ một dịch vụ kinh doanh được đánh giá cao trở thành một cái tên quen thuộc chỉ trong vài ngày, cho phép mọi người truy cập vào mọi thứ, từ những nhóm làm việc cho đến các sự kiện như đám cưới, thì đám mây đã sẵn sàng để xử lý mức tăng trưởng 3000% đáng kinh ngạc ấy.

Tương tự, nếu một sự kiện bất ngờ xảy ra khiến bạn cần đến ít sức mạnh tính toán hơn, hệ thống sẽ giảm quy mô và bạn chỉ cần trả tiền cho sức mạnh bạn cần.

A close up of text on a white background

Description automatically generated
So sánh Mở rộng tại chỗ và Mở rộng trên đám mây

Bạn không muốn mở rộng tự động? Đám mây cũng cung cấp các tùy chọn khác

Hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn mở rộng tự động trên đám mây, cho phép các hệ thống mở rộng, thu nhỏ, tăng hoặc giảm quy mô dựa trên nhu cầu trong thời gian thực. Tuy nhiên, tất nhiên là bạn cũng có thể lựa chọn một hệ thống đám mây cho phép bạn kiểm soát theo một cách thủ công hơn.

Mở rộng quy mô thủ công trên đám mây vẫn đơn giản hơn so với việc mở rộng thủ công trong thiết lập tại chỗ: việc nhấn nút so với cả một quy trình kéo dài đòi hỏi tài nguyên bổ sung, xác định phạm vi, phê duyệt, mua và cài đặt.

Nhược điểm của việc mở rộng thủ công nằm ở chỗ nó yêu cầu sự can thiệp của con người, do đó chắc chắn sẽ gây ra sự chậm trễ khi bạn cần mở rộng quy mô nhanh chóng một cách bất ngờ. Người chịu trách nhiệm mở rộng quy mô sau đó cũng có thể quên thu nhỏ quy mô lại, khiến bạn phải trả tiền cho các tài nguyên không dùng đến.

Một lựa chọn mở rộng quy mô đám mây khác là mở rộng theo lịch trình, không tự động tăng hoặc giảm theo nhu cầu của bạn, nhưng có thể được lên lịch để tăng trong thời gian cao điểm dự kiến và giảm trong những khoảng thời gian có lượng truy cập thấp. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tốt trong trường hợp nhu cầu của bạn nhất quán một cách ổn định, nhưng không thể đảm bảo cho những đợt gia tăng đột biến và suy thoái bất ngờ.

Giữ an toàn khi mở rộng quy mô trên đám mây

Nếu bạn hỏi các doanh nghiệp tại chỗ về lý do khiến họ do dự chưa chuyển sang đám mây, thì câu trả lời đầu tiên bạn rất có thể sẽ nhận được chính là bảo mật. Nhưng lại có một tin tốt: 94% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đạt được bảo mật tốt hơn sau khi di chuyển. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy nỗi sợ xung quanh các rủi ro bảo mật là hoàn toàn lỗi thời.

Đám mây giữ an toàn cho bạn khi mở rộng quy mô như thế nào? Câu trả lời nằm ở việc kiểm tra tính bảo mật nghiêm ngặt, kế hoạch khắc phục thảm họa và mã hóa khi chuyển tiếp và ở trạng thái nghỉ, cùng với nhiều thực hành tốt nhất khác.

Các hệ thống đám mây tốt cũng áp dụng phương pháp moat-building (xây dựng hào) để bảo mật, có nghĩa là kiểm tra bảo mật nhiều hơn khi người dùng di chuyển xung quanh hệ thống của bạn. Lý do cho cách tiếp cận này rất đơn giản: Các máy chủ thường được bảo vệ bởi một VPN toàn công ty. Nếu kẻ tấn công có thể xâm nhập vào VPN, đó là một thảm kịch vì chúng đã nắm quyền truy cập vào mọi thứ. Mọi hệ thống, công cụ và tất cả dữ liệu được lưu trữ của bạn.

Song, với các hệ thống đám mây, bảo mật được thực hiện bằng phương pháp đăng nhập duy nhất và các điểm kiểm tra thường xuyên, nơi hệ thống cần kiểm tra thông tin xác thực và hoạt động như các cổng (hoặc hào) bảo mật giữa mỗi công cụ. Mỗi công cụ là một hòn đảo an toàn của riêng nó mà quyền truy cập vào một công cụ này không tự động phát sinh quyền truy cập cho các công cụ khác.

Đây là cách Atlassian đảm bảo lõ hổng trong một hệ thống tự động không gây nguy hiểm cho bất kỳ hệ thống nào khác, và có lẽ cũng là lý do tại sao 94% doanh nghiệp nói trên cho biết họ đạt được bảo mật cao hơn trên đám mây.

Bài học từ VSCO

Liệu khả năng mở rộng nhanh chóng với giá cả phải chăng của đám mây có thực sự tạo ra sự khác biệt? Hãy hỏi cộng đồng nhiếp ảnh VSCO và bạn sẽ nhận được câu trả lời chắc chắn .

VSCO đã đi từ một ứng dụng nhiếp ảnh thành một doanh nghiệp theo mô hình doanh thu đăng ký (subscription business) với hơn hai triệu người dùng. Bởi vì ưu tiên cho việc mở rộng quy mô nhanh chóng và không bị gián đoạn dịch vụ, họ đã lựa chọn đám mây Atlassian để thực hiện bước nhảy vọt theo phong cách siêu nhân của mình.

Với tư cách là người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình di chuyển lên đám mây, Sky Frostenson – Giám đốc Quản lý Sản phẩm Kỹ thuật của VSCO chia sẻ: “Bảo trì dễ dàng là lý do khiến chúng tôi di chuyển. Chúng tôi là một tổ chức tinh gọn và muốn dành sự tập trung vào việc cung cấp giá trị cho hai triệu thành viên của mình. Thật khó để biện minh cho thời gian dành cho việc nâng cấp công cụ nội bộ, khi nó không trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh của chúng tôi – giúp mọi người say mê với sự sáng tạo của họ.”

Nói cách khác, tại sao lại sử dụng hết thời gian quý báu của nhóm CNTT cho việc nâng cấp máy chủ, mua bộ cân bằng tải và các quy trình lâu dài khác mà không loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi công việc của nhóm CNTT?

Sky cho biết hiệu suất và thời gian hoạt động của đám mây Atlassian rất ổn định. Công việc cấp dịch vụ theo lịch trình và thời gian ngừng hoạt động đã biến mất và nhóm CNTT có thể tập trung sức lực vào các nhiệm vụ chiến lược thay vì dành thời gian nâng cấp máy chủ. Nhóm của Sky cũng cho biết họ cảm thấy giao diện người dùng của đám mây gọn gàng và linh hoạt hơn.

Kết luận

Nếu bạn đang cân nhắc việc di chuyển sang đám may, hãy truy cập Atlassian Cloud Migration Center để tìm hiểu thêm nhiều tài nguyên, hướng dẫn di chuyển và bản dùng thử miễn phí để đánh giá và quyết định lựa chọn giữa các sản phẩm đám mây của họ.

Theo Atlassian Blog

Menu