Tiến sĩ Marian Croak đã dành nhiều thập kỷ trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ đột phá, với hơn 200 bằng sáng chế trong các lĩnh vực, tiêu biểu là Giọng nói qua IP (Voice over IP) – đặt nền tảng cho tất cả các cuộc gọi mà chúng ta sử dụng để hoàn thành công việc và kết nối với nhau trong thời gian đại dịch. Trong 6 năm qua, bà là Phó chủ tịch của Google và chịu trách nhiệm cho nhiều công việc, từ độ tin cậy của trang web cho đến việc đưa Wi-Fi công cộng đến các tuyến đường sắt của Ấn Độ.

Hiện tại, bà đang bắt tay tham gia một dự án mới: đảm bảo Google phát triển trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm và mang lại tác động tích cực. Để làm được điều này, TS. Marian đã thành lập và lãnh đạo một trung tâm chuyên môn mới về Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (Responsible AI) trong Google Research.

Qua một bài phỏng vấn với Google Could, bà đã chia sẻ về vai trò mới và tầm nhìn của mình về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm tại Google. Bạn có thể xem chi tiết cuộc phỏng vấn trong video dưới đây, hoặc đọc tiếp nội dung bài viết này để nắm bắt những điểm chính mà bà ấy đã chia sẻ.

Công nghệ nên được thiết kế với suy nghĩ hướng về con người

“Các nghiên cứu sau đại học của tôi bao gồm cả phân tích định lượng và tâm lý xã hội. Tôi đã thực hiện luận văn của mình với chủ đề những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thành kiến giữa các nhóm, cũng như hành vi vị tha. Chính vì vậy, tôi luôn tiếp cận kỹ thuật với tư duy đó, xem xét tác động của những gì chúng tôi đang làm đối với người dùng nói chung. […] Điều tôi tin tưởng, một cách rất mạnh mẽ, chính là bất kỳ công nghệ nào mà chúng tôi đang thiết kế đều phải mang lại tác động tích cực đến xã hội.”

Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm đòi hỏi đầu vào từ nhiều nhóm khác nhau

“Tôi rất vui khi có thể đánh thức những tài năng xuất chúng mà chúng tôi có tại Google khi làm công việc này. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi sở hữu những khung phần mềm (frameworks), phần mềm (softwares), cũng như các thực hành tốt nhất (best practices) được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu và kỹ sư ứng dụng […] để có thể tự hào nói rằng hệ thống của chúng tôi đang hoạt động theo những cách có trách nhiệm. Nghiên cứu chúng tôi đang thực hiện cần thông báo về công việc chúng tôi đang thực hiện với những giải pháp tốt hơn, và chúng cần được chia sẻ với thế giới bên ngoài. Tôi rất vui khi được hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu thuần túy và nghiên cứu ứng dụng. Cả hai đều có giá trị và hoàn toàn cần thiết để đảm bảo công nghệ có tác động tích cực đến thế giới.”

Lĩnh vực này còn mới, và vẫn còn nhiều vấn đề

“Lĩnh vực này – Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và đạo đức, là một lĩnh vực mới. Trong 5 năm qua, hầu hết các tổ chức chỉ mới phát triển các nguyên tắc, và chúng là những nguyên tắc trừu tượng và cao cấp. Có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột trong việc cố gắng tiêu chuẩn hóa các định nghĩa chuẩn tắc của các nguyên tắc này. Chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa công bằng hay an toàn của ai? Khá nhiều xung đột vẫn còn tồn tại, và đôi khi gây ra sự phân cực trong lĩnh vực này. Những gì tôi muốn làm chính là để mọi người trò chuyện một cách cởi mở hơn so với hiện tại, để chúng ta có thể cùng nhau phát triển lĩnh vực này.”

Thỏa hiệp có thể rất khó khăn, nhưng kết quả là xứng đáng

“Nếu nhìn vào công việc mà chúng tôi đã làm trên Voice over IP (VoIP), bạn có thể thấy nó dòi hỏi một sự thay đổi lớn về tổ chức và kinh doanh trong công ty. Chúng tôi phải tập hợp những nhóm người trái ngược nhau – những người có chuyên môn về Internet và có thể thay đổi một cách nhanh chóng, cùng với những người có phương pháp riêng và rất kỷ luật trong cách tiếp cận của họ. Khác biệt rất lớn! Nhưng theo thời gian, sự xung đột ấy dịu đi, và chúng tôi thật sự đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng mở ộng VoIP, tạo ra cho nó khả năng xử lý hàng tỷ tỷ cuộc gọi một cách mạnh mẽ và linh hoạt. Kết quả này là rất xứng đáng để thực hiện (sự thỏa hiệp).”

Đề xuất đọc thêm:

Nguồn: Google Blog

Menu