4 mẹo cải thiện chất lượng mã nguồn
Tìm hiểu bộ lọc thư rác của Gmail

Jira Guru | Trở nên linh hoạt hơn với checklist trong Jira

Vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, hầu hết các công ty công nghệ đều áp dụng quy trình phát triển phần mềm Waterfall (thác nước), đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tài liệu và quá trình phát triển tuần tự. Điều này thường dẫn đến việc các bản phát hành chưa được kiểm tra đầy đủ, thậm chí là lỗi thời về mặt công nghệ và bối cảnh. Do đó, vào năm 2001, Agile xuất hiện như một giải pháp thay thế cho cách xây dựng và phát triển sản phẩm hiện có khi đó.

Là một phương pháp phát triển linh hoạt, Agile nhường chỗ cho việc điều động tài nguyên và lập chiến lược. Tuy nhiên, điều này cũng có thể bị cho là phức tạp và khó áp dụng. Đó là lý do tại sao checklist đơn giản và mang tính chiến lược được triển khai tại các điểm khác nhau trong quy trình làm việc có thể giúp thúc đẩy quá trình phát triển của bạn về phía trước một cách có tổ chức hơn. Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể áp dụng checklist để thu được hiệu quả tối đa từ quy trình Agile với Jira.

Tạo backlog và kế hoạch triển khai user story

Mục đích của các quy trình Agile là giúp kết nối thế giới kinh doanh và thế giới của nhà phát triển, nhằm đem đến kết quả tốt đẹp hơn. Phương pháp này khuyến khích sự đóng góp của mọi người bằng cách cung cấp thông tin đầu vào và thông tin chi tiết hỗ trợ nhóm định hình sản phẩm trong tương lai.

Sau đó, người chủ sở hữu sản phẩm xem xét các thông tin đầu vào và biến nó thành các user story để đưa vào backlog của sản phẩm.

Một số nhóm nhóm các user story thành các task lớn hơn, được gọi là các epic. Việc biết được epic nào có mức độ ưu tiên cao nhất sẽ giúp chủ sở hữu sản phẩm có thể yêu cầu nhà phát triển ưu tiên lên kế hoạch chi tiết cho mỗi user story trong epic này. Kế hoạch được thể hiện dưới dạng ToDo list, giải thích cho lập trình viên về những việc cần làm để thực hiện user story tương ứng.

Ví dụ về checklist trong Jira

Sử dụng checklist trong Scrum và Kanban board

Là một phần của Agile, các nhóm phát triển phần mềm được khuyến khích sử dụng các bảng để hiển thị và giám sát các hoạt động của mình. Jira sử dụng các bảng scrum cho giai đoạn lập kế hoạch và bảng kanban cho các sprint đã khởi chạy.

Bằng cách cập nhật cả hai bảng và sử dụng checklist, nhóm agile sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về backlog sản phẩm, các nhiệm vụ hiện tại, tiến độ công việc, những trở ngại, khả năng của nhóm và các dữ liệu khác.

Sử dụng checklist để xác định DoD và tiêu chí chấp nhận

Khi xác định các điều kiện để một tính năng hay một nhiệm vụ được xem là Đã hoàn thành (Done), ý kiến của chủ sở hữu sản phẩm thường khác với ý kiến của nhà phát triển hoặc scrum master. Vì vậy, để tránh dẫn đến hiểu lầm và đảm bảo chỉ các tính năng đã hoàn thiện mới được phát hành, hãy kiểm tra tính sẵn sàng của tính năng bằng DoD (definition of done – định nghĩa hoàn thành) và checklist tiêu chí chấp nhận.

Để thực hiện điều này, nhóm cần biên soạn một danh sách DoD trước khi bắt đầu sprint và tích hợp nó vào quy trình làm việc trên Jira để mọi người đều có thể dễ dàng truy cập được. Trước khi chuyển một issue sang Done, các thành viên nhóm cần kiểm tra, đối chiếu với checklist để đảm bảo issue đã thực sự hoàn thành.

Sau đó, trước khi chuyển giao user story, chủ sở hữu sản phẩm cần phê duyệt nó bằng cách đối chiếu với checklist tiêu chí chấp nhận. Checklist tiêu chí chấp nhận bao gồm các trường hợp kinh doanh hoặc điều kiện mà tính năng phải đáp ứng để được phát hành.

Checklist Definition of Done

Kết luận

Agile là một phương pháp cực kỳ phổ biến nhưng được sử dụng theo những cách khác nhau vì mỗi nhóm tùy chỉnh nó để phù hợp với các trường hợp sử dụng của riêng mình. Checklist hỗ trợ các nhóm chia nhỏ các nhiệm vụ lớn, theo dõi các giao đoạn, tạo template và hơn thế nữa. Bằng cách áp dụng công cụ đơn giản này với Jira, bạn có thể giảm bớt sự hỗn loạn trong nhóm, giúp mọi người thấy được những gì cần phải làm và khi nào cần hoàn thành chúng một cách rõ ràng và nhanh chóng hơn.

Theo Atlassian

Menu