Ngày nay, khách hàng bán lẻ có nhiều lựa chọn mua sắm tiện lợi và ưu tiên kỹ thuật số hơn bao giờ hết, và API là một trong những phần quan trọng của công nghệ đã làm nên điều này bằng cách cung cấp cho các nhà bán lẻ khả năng chuyển đổi hệ thống và quy trình của họ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

API cho phép các nhà bán lẻ tiếp cận nhiều hơn với khách hàng từ xa của họ với các dịch vụ như đặt hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng, tại lề đường, xử lý đơn hàng thông qua các đối tác giao hàng và mang đến các đề xuất được cá nhân hóa trong khi mua sắm trực tuyến, v.v. Những khả năng này đang trở nên đặc biệt quan trọng hơn so với năm ngoái, khi thế giới đã thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Hiện nay, khi nhiều thay đổi trong cách tương tác với khách hàng vẫn chưa được thực hiện, API vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà bán lẻ cá nhân hóa hơn nữa trải nghiệm kỹ thuật số và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ.

Theo báo cáo Tình trạng nền kinh tế API năm 2021 của Google Cloud, 32% tổ chức cho biết họ đang gia tăng đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số và 16% chia sẻ họ sẽ thay đổi hoàn toàn chiến lược của mình để trở thành những công ty ưu tiên kỹ thuật số. Hơn nữa, vào đầu năm 2021, doanh số bán hàng trực tuyến đã đạt đến mức dự đoán trước đó cho năm 2022 và API sẽ trở thành nền tảng cho khả năng phục hồi kinh doanh và tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ trong 5 năm tới.

API dẫn đầu đổi mới trong bán lẻ

Các nhà bán lẻ tận dụng API để thử nghiệm và kết nối các nhóm, nhằm thúc đẩy cộng tác nhanh hơn, giúp họ sử dụng dữ liệu cho những trải nghiệm mang tính cách mạng để tăng mức độ tương tác của khách hàng.

API cho phép các nhà bán lẻ đổi mới theo những cách mới mẻ trong nội bộ, bên ngoài và xuyên biên giới thị trường. Trải nghiệm kỹ thuật số hiện đại được xây dựng từ nhiều loại dữ liệu và chức năng, trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trên nhiều hệ thống và thường thuộc về nhiều loại dịch vụ trên các kênh phân phối. API là hệ thống thần kinh kỹ thuật số kết nối mọi thứ với nhau. Chúng giúp các nhà bán lẻ nâng cao hiệu quả nội bộ, hợp tác trên quy mô lớn và tận dụng các dịch vụ tiên tiến như học máy, khiến các giá trị công nghệ khác nhau có thể tương tác và giúp các nhà phát triển truy cập, sử dụng lại một cách dễ dàng. Cũng trong báo cáo Google, họ cho biết 52% nhà bán lẻ cho biết API thúc đẩy sự đổi mới bằng các cho phép các đối tác tận dụng tài sản kỹ thuật số trên quy mô lớn, và 36% nói rằng họ xem API là tài sản chiến lược để tạo ra giá trị kinh doanh.

Hãy cùng xem xét một số trường hợp sử dụng trong bán lẻ và các ví dụ trong thế giới thực được thúc đẩy bởi API trong những phần dưới đây.

Mang đến trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa

Các nhà bán lẻ đang sử dụng API để tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa mang tính tương tác và dự đoán. Chúng bao gồm những tấm gương thần mang đến những gợi ý phản ánh sở thích quần áo, phụ kiện và thậm chí là cả đồ trang điểm của khách hàng, các thông báo trên điện thoại thông minh khuyến khích người mua xem các mặt hàng đặc biệt khi họ đang ghé thăm cửa hàng, cung cấp các chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá và hơn thế nữa. Các API ở tầng dưới hỗ trợ kết nối giữa cửa hàng và dữ liệu của người tiêu dùng, thông tin kinh doanh và bảo mật ứng dụng để những trải nghiệm này có thể được áp dụng thành công trong cuộc sống thực.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh bán lẻ

API có thể giúp bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào hoạt động hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ họ từ vấn đề nhân lực, dịch vụ khách hàng và phân phối cho đến lập hóa đơn, tiếp thị và tuân thủ. Ví dụ, API giúp việc tham gia, quản lý và đào tạo nhân viên và nhà thầu trở nên cực kỳ dễ dàng và đơn giản. Chúng có thể kết nối các hệ thống bên thứ ba bên trong và ngoài để hỗ trợ các trường hợp sử dụng như theo dõi trạng thái gói hàng trong thời gian thực và thu thập những sự thật ngầm hiểu (insight) về hành vi mua sắm của người dùng.

Conrad Electronic – một nhà bán lẻ các sản phẩm điện tử của Đức, đã chứng minh cách quản lý API hợp lý có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Họ đã sử dụng Apigee để xây dựng một công cụ cung cấp cho nhân viên cửa hàng và khách truy cập thông tin sản phẩm, dịch vụ và bảo hành trên thiết bị di động của họ. Công ty không chỉ có thể sử dụng dữ liệu để nâng cao ưu đãi và dịch vụ cho khách hàng, mà còn có thể nâng cao hiệu quả vì có đến hơn 60% khách hàng của họ đang sử dụng công cụ hỗ trợ API.

Gia tăng sức mạnh cho tương lai của ngành bán lẻ với API

API là chìa khóa để thúc đẩy sự đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của ngành bán lẻ. Chúng cho phép các nhà bán lẻ không chỉ thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số liên tục mà còn phát triển các công cụ điều hướng khi gặp sự cố gián đoạn. Ngày nay, các nhà bán lẻ đã và đang khai thác sức mạnh của API để chuẩn bị cho:

  • Các kênh không giới hạn trên khắp các thị trường hỗ trợ dòng sản phẩm và trải nghiệm mua sắm một cách tự do theo mong muốn của người tiêu dùng.
  • Bán hàng thông minh và tương tác theo thời gian thực để dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy quyết định mua hàng.
  • Trải nghiệm mua sắm ảo và tự động nhằm phát triển các tương tác của người tiêu dùng và những thông tin sâu sắc hơn về sản phẩm.

Để tìm hiểu thêm về cách API có thể thúc đẩy sự đổi mới, bạn có thể tải xuống cuốn sách điện tử của Google. Trong đó, bạn có thể tìm thấy nhiều trường hợp sử dụng API dành riêng cho bán lẻ với các ví dụ chi tiết trong thế giới thực và thông tin chi tiết về cách các API đang định hình tương lai của ngành bán lẻ.

Quản lý API một cách hiệu quả

Khi bạn phát triển chương trình API của mình và bắt đầu xây dựng các ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp và trải nghiệm giao diện người dùng với API, bạn sẽ cần đến một phương pháp hiệu quả để quản lý và mở rộng quy mô cho chúng. Đó chính là lúc mà nền tảng quản lý API Apigee của Google Cloud có thể giúp đỡ bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách mà Apigee giúp các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới giành quyền kiểm soát, hiểu rõ hơn về các API của họ và hỗ trợ họ trong việc quản lý vòng đời API end-to-end tại đây.

Theo Google Cloud Blog

Menu